Những vấn đề muôn thuở trong tình yêu và cách giải quyết

 Tự cổ chí kim, bài toán tình yêu vẫn luôn là mối nan giải. Chỉ khác là ngày nay, chúng ta có lợi thế hơn nhờ được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, được học hỏi và rút kinh nghiệm từ nhiều chuyên gia lẫn người từng trải. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tổng hợp 3 trở ngại thường gặp trong các mối quan hệ và cách khắc phục.


Mặc dù những lời khuyên trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, bởi vì chuyện tình cảm chẳng ai giống ai hoàn toàn, nhưng hy vọng sẽ giúp bạn nhìn lại trường hợp của bản thân, hiểu được nguyên nhân và tự điều chỉnh trong tương lai.

Chưa xác định được điều mình muốn ở nửa kia
Chuyên gia người Thụy Sĩ Alain de Botton cho biết, mỗi người đều vô thức tìm kiếm đối tượng hẹn hò có nét tương đồng với cha mẹ mình, vì điều đó cho họ cảm giác quen thuộc.
cách giải quyết

Thương
·
13 Thg 03
Những vấn đề muôn thuở trong tình yêu và cách giải quyết
Dù được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin hơn, ta vẫn khó tránh khỏi nhiều vấn đề trong tình yêu. Làm sao để chấp nhận và khắc phục?

Tác Giả

Anastasia
Tự cổ chí kim, bài toán tình yêu vẫn luôn là mối nan giải. Chỉ khác là ngày nay, chúng ta có lợi thế hơn nhờ được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, được học hỏi và rút kinh nghiệm từ nhiều chuyên gia lẫn người từng trải. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tổng hợp 3 trở ngại thường gặp trong các mối quan hệ và cách khắc phục.

Mặc dù những lời khuyên trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, bởi vì chuyện tình cảm chẳng ai giống ai hoàn toàn, nhưng hy vọng sẽ giúp bạn nhìn lại trường hợp của bản thân, hiểu được nguyên nhân và tự điều chỉnh trong tương lai.

Chưa xác định được điều mình muốn ở nửa kia
Chuyên gia người Thụy Sĩ Alain de Botton cho biết, mỗi người đều vô thức tìm kiếm đối tượng hẹn hò có nét tương đồng với cha mẹ mình, vì điều đó cho họ cảm giác quen thuộc.

Trong ý thức hay tiềm thức, ta thường chọn gắn bó với một người giống bố mẹ mình.
Trong cuốn sách “Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ” của Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang (tác giả của nhiều cuốn sách phản biện xã hội như “Thiện, Ác, Smartphone” hay “Bức xúc không làm ta vô can”), có câu chuyện về một cô gái với gia đình bất ổn, thay vì được cha mẹ dìu dắt thì phải chăm lo cho cha mẹ. Sau này, có hai chàng trai yêu cô, nhưng cô đã chọn chàng trai bất ổn, cần sự giúp đỡ của cô, thay vì người ổn định, vững vàng trong cuộc sống, vì cô đã quen thuộc với hình mẫu đó từ cha mẹ mình.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp con cái sẽ kiếm tìm ở người bạn đời những phẩm chất mà cha mẹ họ khuyết thiếu. Chẳng hạn, nếu người cha từng phản bội người mẹ, thì con gái của họ sẽ chú trọng vào phẩm chất chung thuỷ và biết yêu thương khi tìm người bạn đời tương lai.

Hãy cẩn trọng xem xét những đặc điểm mà bạn tìm kiếm trong mối quan hệ. Sau đó, lập một danh sách liệt kê những phẩm chất thu hút lẫn không thu hút của người kia. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ bản thân, biết mình muốn gì, từ đó tìm ra người phù hợp nhất và xây dựng một mối quan hệ lành mạnh trong tương lai.
Chưa chấp nhận phiên bản độc thân của mình
“Hãy học yêu chính mình trước khi yêu ai khác.” “Đừng nhầm lẫn giữa yêu và cảm giác chỉ muốn có người yêu.” Đó đều là những lời khuyên rất thiết thực về tình yêu, nhưng hiếm ai dám dũng cảm chấp nhận việc độc thân. Nhất là trong xã hội đề cao tính tập thể và giá trị gia đình, rất khó để có thể tự tin nói rằng: “Tôi vẫn hạnh phúc khi ở một mình.”

Madison Moore, tác giả bài viết “Bạn nên tận hưởng tình trạng độc thân trước khi bước vào một mối quan hệ” từng nói, nếu bạn mãi khát khao tìm kiếm nửa kia thì bạn chưa yêu bản thân đủ nhiều để quen với việc một mình. Bạn sợ hãi việc chỉ có một mình, đồng nghĩa bạn chưa thật sự yêu bản thân một cách chân thành.

Thay vì thất vọng vì không có một mối quan hệ như ý, cố gắng thay đổi bản thân hoặc ai đó thành một phiên bản không còn là chính mình, hay trông chờ tình huống đột nhiên thay đổi, hãy chấp nhận rằng đó không phải là người dành cho bạn. Như Moore đã nói, “đừng nên đặt toàn bộ lòng tự tin và giá trị của bản thân vào tay người khác, bởi vì yêu bản thân mình mới là thứ tình yêu khó có được nhất.”
Sống một mình không tồi tệ hay đáng xấu hổ như bạn nghĩ. Ngược lại, nếu lựa chọn bước vào một mối quan hệ khi chưa đủ yêu bản thân mình, bạn càng dễ dàng vỡ mộng và đau khổ. Theo chuyên gia Erica Gordon (chuyên ngành Tâm lý học Đại học British Columbia, có hơn bảy năm kinh nghiệm tư vấn hẹn hò), việc này sẽ mang đến rất nhiều hệ lụy. Đó có thể là tạo thêm gánh nặng cho người yêu, chấp nhận bị đối xử tồi tệ chỉ vì không muốn cô đơn, luôn tự so sánh mối quan hệ hiện tại với những mối tình cũ, hoặc trở nên quá dựa dẫm,…

Để sống thật hạnh phúc một mình, trước tiên bạn cần biết cách tự chăm sóc bản thân. Dành thời gian để theo đuổi mục tiêu hay sở thích cá nhân, đi chơi với bạn bè, ở bên gia đình,… Tất cả những việc đó sẽ giúp bạn định hình nên chính mình và giá trị sống riêng, tạo nền tảng để bước vào một mối quan hệ nghiêm túc và lành mạnh.

Quên mất điều cốt lõi trong một mối quan hệ
Đôi khi, ta quên mất rằng một mối quan hệ vững chắc cần được xây dựng trên nền tảng hoà hợp, tôn trọng và vun đắp từ cả hai phía.

Hoà hợp không có nghĩa là bạn cần tìm một người thích bộ phim giống bạn, hay có nghề nghiệp như bạn. Điểm chung mà hai người cần là những giá trị cốt lõi cả hai cùng hướng tới. Đó có thể là ý chí cầu tiến, trân trọng những phẩm chất nội hàm, ý muốn giúp nhau cùng phát triển,… Một mối quan hệ bền lâu cần được xây dựng từ những yếu tố sâu sắc hơn là chỉ từ những tương hợp bên ngoài.


Một sai lầm khác mà nhiều người mắc phải là chỉ để ý đến những nhu cầu của bản thân, những gì nửa kia làm được cho mình, nhưng lại quên mất nửa kia cũng có những nhu cầu cần được đáp ứng, đặc biệt là về cảm xúc từ phía nam giới. Ngoài ra, biết cách đặt giới hạn cá nhân và tôn trọng giới hạn cá nhân của nửa kia cũng là một điều thiết yếu trong tình yêu.


Next Post Previous Post
No Comment
Add Comment
comment url