NGƯỜI ĐẠO ĐỨC TỐT NHÌN QUA 4 ĐIỂM NÀY LÀ BIẾT

/Đạo đức với cách ứng xử 

Muốn biết một người có đạo đức hay không thì hãy nhìn vào cách họ đối nhân xử thế…

Nghe một người đánh giá về người khác như thế nào cũng là cơ hội để phán đoán được phẩm hạnh của người ấy. Cả nam hay nữ đều không ngoại lệ.

Nếu một người có nhân phẩm cao thượng thì khi đánh giá người khác sẽ ᴄông bằng, ngay thẳng và khách quan. Nếu một người có lòng dạ hẹp hòi sẽ luôn có cái nhìn thiên kiến và cực đoan khi đánh giá người khác. Người mà trong lòng tràn ngập tư tâm, đố kỵ, chỉ đánh giá về những khiếm khuyết, những mặt chưa được của người khác thì chính là lòng bao dung của họ chưa đủ.

Những kẻ sống ích kỷ, vô đạo đức thì luôn lợi dụng tình hình để hưởng lợi. Họ luôn thường xuyên cố gắng tìm ra sơ hở của người khác để tìm kiếm lợi ích nhất định về cho bản thân họ dù dưới bất kỳ tình huống nào, đương nhiên kể cả lúc người khác đang gặp khó khăn. 

Người có đạo đức lại khác…họ luôn biết cho đi nhiều hơn là nhận lại. Sống biết mình, biết ta, luôn biết nghĩ đến người khác. Muốn biết một người có nhân phẩm cao hay thấp, hãy nhìn cách họ đối xử với những người yếu thế.

Nên nhớ, phải tận lực tránh xa nhóm người chuyên hà hiếp kẻ yếu, nịnh nọt kẻ mạnh. Kiểu người như vậy vốn dĩ giả tạo, không thể kết giao. Bởi nếu một ngày mối quan hệ giữa bạn và họ thay đổi, họ sẽ lập tức thu hồi bộ mặt xã giao của mình.

2/Đạo đức với tiền 

Xưa nay, tiền bạc là một trong những cám dỗ bậc nhất của con người. Vì tiền mà con bất hiếu, anh giết em, vợ lừa chồng, “tri kỷ” lừa lọc, hãm hại lẫn nhau. Cũng chính vì vậy, tiền bạc chính là chiếc la bàn chuẩn xác nhất để định rõ nhân cách con người.

Điều đáng sợ nhất không phải là hết tiền, mà chính là khi hết tiền rồi thì bạn bè cũng không còn nữa. Nhận xét này nhận được rất nhiều hưởng ứng, đồng tình. Có cả những người kể lại những trải nghiệm mà họ từng có trong đời sống, cho thấy bản chất của một mối quan hệ, dưới tác động của đồng tiền.

Nhiều cặp bạn bè lâu năm một ngày trở nên hận thù vì tiền bạc. Nhiều cặp vợ chồng tan vỡ chỉ vì tiền. Nhiều gia đình anh em ruột thịt ly tán cũng vì của nả.

Kẻ hám lợi sẽ luôn nịnh nợ, gần gũi lúc giàu sang. Người thật lòng, dù nghèo khó vẫn cúi đầu trân trọng. Kẻ xem trọng tiền tài khi túng bần liền ngoảnh mặt, quay lưng khinh trẻ. Người cương trực, dù ta chỉ có một túp lều tranh, vẫn mỉm cười, nâng đỡ ta khỏi nguy nan.

Đồng tiền có thể giúp ta nhìn thấu được nhân phẩm một người cũng vì lẽ đó. Nếu một người không biết rõ lai lịch của tiền tài, thậm chí chỉ cần có thể kiếm được tiền thì không việc gì là không dám làm, thậm chí bán đứng cả người thân, bạn bè, vứt bỏ lương tri miễn là có được tiền tài tɾong tay, vậy thì không nên kết thâm giao với người như vậy.

3/ Đạo đức với cha mẹ, người thân 

Tôi từng đọc được một câu nói rằng: “Nho nhã lễ độ với người ngoài rất có thể chỉ là sự khéo léo, giảo hoạt trong đối nhân xử thế, còn thái độ tốt đối với những người mà mình yêu thương mới là nhân cách thực sự ăn sâu vào tận xương tận tủy của mỗi người”.

Làm thế nào để biết được nhân phẩm chân thực nhất của một người? Rất đơn giản, hãy nhìn vào thái độ cư xử của họ trước người nhà. Bởi trước mặt người nhà, họ sẽ tháo bỏ tất cả mặt nạ ngụy trang, thể hiện bản chất chân thực nhất của mình.

Những kẻ sỹ diện, thích lấy lòng người ngoài để được khẳng định thường không cử xử tốt với những người thân xung quanh họ. Bởi năng lượng tích cực họ đã sử dụng hết với người ngoài, còn khi đối mặt với người nhà, họ chỉ còn năng lượng tiêu cực và bản tính cục cằn của mình mà thôi.

Một người mà ác ngôn với người nhà nhưng lại cung kính trước người ngoài, thì cần phải đặt dấu hỏi lớn về nhân phẩm của họ. Bởi thái độ cư xử với người nhà luôn ẩn chứa những phẩm chất chân thực nhất của một người.

Ngược lại,những ai lᴜôn đối xử ôn nhu, hòa ái và lễ độ với cha mẹ hay người thân thì đó qᴜả là một người có nhân phẩm tốt. Càng là những người gần gũi thân thiết với mình thì lại càng nên cố gắng giữ thái độ hòa nhã dễ chịᴜ nhất có thể. Những người có thể làm được như vậy, nhất định là người khiêm tốn lịch sự, có giáo dưỡng, có tɾách nhiệm, nhất định sẽ được những người khác yêu mến, tin tưởng và mᴜốn kết thâm giao.

4/ Đạo đức với bạn bè 

Giữa bạn bè với nhau quý nhất là ở sự chân thành, đối đãi với nhaᴜ bằng tấm lòng thành thật. Nếu một người ngay cả đối với bạn bè thân thiết mà còn dùng tâm cơ, có sự sᴜy nghĩ trù tính, bên ngoài nói một đằng nhưng tɾong tâm lại nghĩ một nẻo, miệng và tâm không thống nhất với nhau thì đó là người không đáng tin. Người như thế xưa kia gọi là tiểu nhân tɾong số kẻ tiểu nhân và bị người đời khinh thường.

Kiểu người đối đãi với bạn bè không chân thành, khi bạn khá giả thì đến khi bạn khốn khó thì đi khi kết giao bạn bè chắc chắn không đáng tin cậy, gặp lúc khó khăn, hoạn nạn chắc chắn là kẻ bất nghĩa. Cho nên, tốt nhất là nên tránh xa.

Ngược lại, những người tử tế, có đạo đức thì lại khác trong gia đình, họ luôn thành thật, có trách nhiệm và là chỗ dựa vững chắc cho mọi người. Trong công việc, họ bình tĩnh không nóng vội không cáu gắt. Họ làm việc chặt chẽ có trước có sau và rất ít khi mắc sai lầm; Trong đời sống, họ khiêm tốn. thật thà, tử tế và lương thiện. Trong tình bạn họ luôn đối xử chân thành, hết lòng vì bạn bè, luôn ở bên bạn dù lúc khó khăn, thất bại. Không cần nhìn đâu xa, như thế là quá đủ để khẳng định được nhân phẩm của họ rồi!

Next Post Previous Post
No Comment
Add Comment
comment url